Căn cứ quy định tại Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Các đối tượng phải quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân, tổ chức chi trả và có thu nhập từ tiền công, tiền lương. Đối tượng phải quyết toán thuế TNCN bao gồm những đối tượng nào? Khi nào phải quyết toán thuế TNCN? Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn qua bài viết này:
– Các đối tượng cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương phải khai thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế.
Có thu nhập do cá nhân, tổ chưc trả từ nước ngoài.
=> Hai đối tượng này sẽ khai thuế TNCN với cơ quan thuế theo quý.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải khai quyết toán thuế TNCN khi:
– Các đối tượng cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
Ví dụ:
Bà Lan ký hợp đồng dài hạn (>= 3 tháng) với Công ty ABC. Đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác trung bình trong năm <= 10 triệu đồng/tháng (đã khấu trừ 10%), bà Lan không có yêu cầu quyết toán đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán đối với thu nhập của Công ty ABC chi trả.
Đối tượng Bà Lan có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Bà Lan phải tự đi quyết toán với cơ quan thuế (Bà Lan xin cấp chứng từ khấu trừ thuế tại Công ty ABC và nơi có thu nhập vãng lai để tự quyết toán thuế TNCN).
– Các đối tượng giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh có chi trả thu nhập nhưng không phát sinh khấu trừ thuế. Thì không phải quyết toán thuế TNCN.
Chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chỉ cần nộp cho cơ quan thuế danh sách đã chi trả thu nhập trong năm cho người lao động (mẫu 05/DS-TNCN).
– Đối tượng phá sản hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Các đối tượng này thì phải quyết toán Thuế TNCN đã khấu trừ. Thời gian thực hiện quyết toán chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày phá sản hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Đồng thời cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động để người lao động thực hiện quyết toán thuế TNCN.
+ Đối với đối tượng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Nếu bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của Doanh Nghiệp trước chuyển đổi thì Doanh Nghiệp trước chuyển đổi không phải thực hiện quyết toán thuế TNCN mà bên tiếp nhận sẽ thực hiện khai quyết toán thuế năm theo quy định.
* Cá nhân có thu nhập từ nước ngoài:
Theo quy định, cá nhân phải tính thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam và cả nước ngoài. Trường hợp cá nhân đó đã nộp thuế TNCN theo quy định tại nước ngoài (đối với thu nhập phát sinh tại nước ngoài). Thì:
* Cá nhân cư trú trong năm dương lịch có mặt dưới ngày, nhưng tính theo 12 tháng liên tục kể từ này có mặt tại Việt Nam thì có mặt từ 183 ngày trở lên.
Nghĩa là:
Nếu xét theo năm dương lịch là cá nhân không cư trú, nhưng xét theo 12 tháng liên tục thì đủ điều kiện là cá nhân cư trú. Thì:
Cách quyết toán thuế TNCN trong trường hợp này như sau.
Số thuế TNCN phải nộp năm tính thuế đầu tiên |
= |
số thuế TNCN phát sinh trong 12 tháng đầu tiên cá nhân đến Việt Nam |
Số thuế TNCN phải nộp năm tính thuế thứ 2 |
= |
Số thuế phải nộp của năm thứ 2 |
– |
Số thuế tính trùng được trừ |
Ví dụ:
Ông X có mặt tại Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 01/06/2020, ký hợp đồng 3 năm (tính theo đủ 12 tháng) với Công ty XYZ.
Giả sử: Mức thu nhập tính thuế của Ông X như sau:
Như vậy, căn cứ vào biểu thuế lũy tiến ta tính số thuế Ông X phải nộp như sau:
= (42.000.000 đồng + 31.000.000 đồng) x 30% – 5.850.000 = 16.050.000 (đồng)
= Số thuế TNCN năm 2020 – Số thuế bị tính trùng trong năm 2020
= (31.000.000 đồng + 65.000.000 đồng) x 35% – 9.850.000 đồng = 23.750.000 (đồng)
Số thuế TNCN năm 2021 bị tính trùng tức là số thuế TNCN của các tháng 01/2021-05/2021 đã nộp ở kỳ tính thuế thứ nhất:
= (16.050.000 đồng/12 tháng)*5 tháng = 6.687.500 (đồng)
Trên đây là những đối tượng phải quyết toán thuế TNCN, các bạn có thể tham khảo thêm các đối tượng không phải quyết toán thuế TNCN, tại đây:
Các đối tượng không phải quyết toán thuế TNCN
Bài Viết Mới Nhất